Cửa hàng ngưng bán một giờ vì quá tải trong ngày Black Friday
Cửa hàng ngưng bán một giờ vì quá tải trong ngày Black Friday
Không thể kiểm soát được lượng người mua, một số cửa hiệu trong trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP HCM phải thông báo ngưng bán trong buổi trưa ngày Black Friday. - Doanh nghiệp nội siêu giảm giá ngày Black Friday / Người Mỹ chen kín các cửa hàng ngày Black Friday
Cửa hàng phát tích kê, ngưng bán vì đông khách ngày Black Friday |
Là dịp mua sắm lớn nhất trong năm bắt nguồn từ Mỹ, song trong những năm gần đây Black Friday (Ngày thứ Sáu đen) được hưởng ứng tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Diễn ra trong ngày hôm nay, khảo sát của VnExpress cho thấy, bắt đầu từ buổi trưa, các cửa hàng tại nhiều khu thương mại của Hà Nội và TP HCM đã thu hút lượng lớn người đổ về mua sắm.
Giờ mở cửa là 9h30, song từ trước đó, sảnh Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều bạn trẻ đã tập trung tại cửa chính, hầu hết đều là sinh viên chống sét lan truyền giá rẻ và dân công sở tại khu vực lân cận.
Nhiều khách hàng đến trước giờ mở cửa của các trung tâm thương mại để săn hàng giảm giá. Ảnh: Thành Tâm
|
Rút kinh nghiệm việc đến muộn năm trước, Hương – nhân viên một công ty xây dựng trên phố Hoa Lư (quận Hai Bà Trưng) đã trực chờ từ 8h30 sáng nay. Sau khi lựa chọn được 2 chiếc túi và 3 đôi giầy, chị cho biết đã chi khoảng 5 triệu đồng để mua sắm, rẻ bằng một nửa giá thông thường. "Mua sắm dịp này coi như tiết kiệm được một khoản", chị nói.
Gần 12h trưa - đúng giờ nghỉ của công sở, lượng người kéo đến trung tâm thương mại càng đông. Khách hàng đổ dồn chủ yếu về các cửa hiệu giày dép, túi xách và quần áo thời trang. Một số cửa hiệu đã xảy ra tình trạng chen lấn phần nhiều do một khách hàng đều chọn một lúc vài ba sản phẩm. "Mình có nhiều người quen nhờ mua nên không nhanh tay không giữ được hàng ưng ý", chị Thanh (Quận Ba Đình) cho biết.
Không khí mua sắm lên cao nhất vào buổi trưa, khi các cơ quan, công sở vào giờ nghỉ. Ảnh: Thành Tâm
|
Chỉ giảm 30% mỗi sản phẩm, giá bán bình quân mỗi món đồ vẫn trên dưới một triệu đồng, song do là một thương hiệu ngoại nhập khá nổi tiếng trên thị trường nên cửa hàng giầy tầng 2 là một trong số ít điểm bán đông khách nhất.
Nam nhân viên tại đây cho biết ban đầu chỉ có 3 người đứng bán và một đứng thanh toán. Nhưng đến cuối giờ trưa cửa hàng phải tăng cường thêm hai người để ghi phiếu mà vẫn không thể kiểm soát được lượng khách ồ ạt kéo đến. Do đó cửa hàng phải hạ một phần cửa kéo xuống nhằm chặn dòng khách ùa vào.
"Phương án đó cũng không ổn, buộc chúng tôi phải thông báo tạm ngừng bán hàng và hẹn khách một tiếng sau trở lại. Thực tế có nhiều khách không hài lòng nhưng hàng hóa trên kệ đã hết, cửa hàng cần có thời gian để về kho lấy đến trưng bày phục vụ đợt bán vào cuối giờ chiều", anh này cho hay.
Một số cửa hàng phải tạm đóng cửa vì đông khách. Ảnh: Thành Tâm
|
Tại một tiệm quần áo thời trang, tuy lượng khách không đến mức tranh nhau sản phẩm. Song để tránh mất đồ và giảm tải cho khâu thanh toán, nhiều quầy đã dùng ghế làm bariel chắn, thậm chí có nơi chốt cửa trong chỉ cho từng khách hàng vào. "Do thiếu nhân viên nên buộc lòng chúng tôi phải dùng cách này. Có khách hàng phật ý nhưng cũng không còn cách nào khác", nữ nhân viên cửa hàng bày tỏ.
Trong khi đó, tại một số trung tâm thương mại như The Garden, Parkson, Aeon Mall... lượng khách hàng cũng đông hơn hoặc tương tự các dịp cuối tuần, tập trung vào các gian hàng quần áo thời trang.
Khảo sát của VnExpress tại TP HCM, bắt đầu từ 11h30, bộ phận giữ xe ở một trung tâm thương mại lớn ở quận I thông báo hết chỗ gửi xe vì lượng người bắt đầu đổ về đây nhiều. Cũng như Hà Nội, khu vực các quầy hàng thời trang thu hút đông khách hàng chống sét lan truyền nhất. Khoảng một giờ sau, một số quầy hàng bắt đầu hạ cửa xuống thấp để hạn chế khách vào do đã bắt đầu quá tải. Nhiều khách hàng vì thế chấp nhận cúi rạp người xuống để chui qua cửa vào bên trong.
Hiện tượng tương tự cũng diễn ra tại TP HCM. Ảnh: Lâm Thao
|
Trang - nhân viên bán hàng của shop thời trang được giao nhiệm vụ mới là canh cửa cho biết, do cửa hàng đã hạ giá bán 40-60% nên khách đến đông, đa phần là khách hàng trẻ. Chỉ sau 3 giờ đồng hồ mở cửa, khoảng một phần ba lượng hàng đã được giải phóng và cửa hàng dự tính chỉ bán giảm giá duy nhất đến 22h hôm nay.
Theo nhiều nhân viên tại đây, so với năm ngoái, nhiều khách phải xếp hàng chờ 10-15 phút mới được thanh toán. Nhiều sản phẩm trưng bày hết hàng, khách phải xếp hàng chờ nhân viên tìm kiếm trong kho. "Dự kiến, lượng hàng bán ra trong ngày hôm nay có thể tăng gấp chục lần so với ngày bình thường. Đặc biệt, thời điểm chiều tối, lượng khách có thể tăng lên đột biến", quản lý một hiệu giày cho biết.
Ảnh: Chen chân mua sắm ngày Black Friday |
Ngoài các gian hàng giày dép, túi xách thương hiệu Mỹ thì các cửa hàng quần áo thương hiệu Hong Kong (Trung Quốc), Việt Nam lượng khách cũng đông kín. Nhiều cửa hàng chọn cách khuyến mãi "mua một tặng một", gian hàng khác lại khuyến mãi hàng tới 80%, khiến giá trị của một chiếc áo sơ mi thay vì một triệu đồng thì nay chỉ còn 200.000 đồng. Đây cũng là mức giá hấp dẫn khiến không chỉ khách hàng bên ngoài đổ xô vào mua sắm mà nhiều nhân viên bán hàng gia dụng, mỹ phẩm của các quầy kế bên cũng tranh thủ lựa chọn cho mình 2-3 sản phẩm.
Tại những trung tâm thương mại khác như Bitexco, Parkson, hay cửa hàng Adidas trên đường Hai Bà Trưng, lượng khách ghé xem từ sớm cũng tăng hơn so với mọi ngày. Còn tại các website mua bán trực tuyến ở Việt Nam lượng đặt hàng tăng mạnh, nhiều sản phẩm giảm tới 90%.
Ở các trung tâm thương mại có vị trí không ở trung tâm, không khí mua sắm cũng chỉ nhỉnh hơn hoặc tương tự các dịp cuối tuần. Ảnh: Giang Huy
|
Không chỉ tại các trung tâm thương mại, nhiều cửa hiệu trên các tuyến phố cũng thu hút người dân tìm đến mua sắm. Một shop quần áo trên đầu phố Đoàn Trần Nghiệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chật kín người mua. Thậm chí bãi xe trong hầm toàn nhà lẫn trên vỉa hè không còn chỗ trống trống vào cửa. Khách phải len lỏi giữa hàng xe hoặc tìm một bãi xe công cộng cách đấy 500 m để gửi.
Trong khi đó, phía trong cửa hàng không ít người tỏ ra mệt mỏi vì chọn xong đồ vẫn chưa đến lượt thanh toán. " Mình đến từ hơn 11h, đã đợi gần 45 phút rồi vẫn chưa được tính tiền. Không lẽ lúc này lại bỏ hàng để về", chị Linh phàn nàn.
Hệ thống cửa hàng của một thương hiệu giày nữ nội địa cũng lâm vào cảnh quá tải, khi lượng hàng bán ra cao gấp 10 lần ngày thường. Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc nhãn hàng, thậm chí công ty không có thời gian ngưng bán để sắp hàng lên kệ, hàng từ kho ra là giao luôn cho khách luôn. Lúc này doanh nghiệp chưa thể thống kê chính xác được lượng khách tại hệ thống cửa hàng trong hôm nay, nhưng riêng kênh online thì trong buổi sáng có khoảng 1.500 lượt truy cập đặt hàng.
Trong khi các cửa hàng thời trang hàng hiệu cấp trung đông nghẹt khách, tại các shop hàng hiệu xa xỉ lại khá yên ắng. Phương - quản lý cho một nhãn hiệu của Pháp tại trung tâm quận I (TP HCM) cho biết công ty của cô không áp dụng chương trình giảm giá trong ngày này. "Dòng sản phẩm của bên tôi không đại trà, giá trị lại lớn, khách hàng thuộc phân khúc cao nên công ty không chạy đua khuyến mại", người quản lý này nói.
Trái với khu vực hàng thời trang, giày dép, mỹ phẩm... hoạt động khuyến mại dành riêng cho ngày Black Friday ở ngành hàng điện máy, công nghệ... không thực sự sôi động, nhất là ở khu vực phía Bắc. Tại Hà Nội, các siêu thị điện máy lớn như Pico, Vin Pro... có tổ chức các chương trình cho ngày Black Friday, song số mặt hàng được áp dụng khuyến mại không lớn. Trong khi đó, một số đơn vị khác không có chương trình dành riêng, bên cạnh các đợt khuyến mại cho dịp cuối năm . Không khí tại TP HCM có phần sôi động hơn khi một số cửa hàng công nghệ đã bán giảm giá các sản phẩm như thẻ nhớ, tai nghe, phụ kiện với mức giảm lên đến 90%, thu hút khá đông người xếp hàng. Người mua chỉ cần 50.000 đồng là có thể sở hữu một món hàng nhỏ như USB hay ốp lưng điện thoại chính hãng. Tầm cao hơn với khoảng một triệu đồng thì mua được tai nghe hàng hiệu. |
Thành Tâm - Thi Hà
Video: Nhật Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét