Việt Nam đứng trước cơ hội 'vàng' trở thành công xưởng thế giới
Việt Nam đứng trước cơ hội 'vàng' trở thành công xưởng thế giới
Quá trình dịch chuyển vốn, tiềm năng sẵn có và sức ép cải cách... được nhận định là điều kiện "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới. - Ôtô, dệt may Việt Nam lọt vào tầm ngắm nhà đầu tư Thái Lan
Một cuộc đua trở thành công xưởng mới của thế giới là câu chuyện trung tâm được đại diện các cơ quan quản lý và giới chuyên gia nhắc tới tại hội thảo về việc Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo sau năm 2015, được tổ chức ngày 24/10 tại Hà Nội.
Với cái nhìn ở tầm khu vực, Kinh tế trưởng châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ - Glenn Maguire nhận định dòng chảy vốn đang thay đổi khi các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang rút khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh kinh tế nước này chuyển dịch từ mũi nhọn chế tạo sang dịch vụ và tiêu dùng.
Việt Nam có cơ hội trở thành công xưởng sản xuất của thế giới sau 20-25 năm.
|
Các nền kinh tế có thiên hướng mở cửa cho vốn FDI nhiều khả năng sẽ chiến thắng trong cuộc đua. Việt Nam, với tư cách là thành viên của hàng loạt khu vực thương mại thiết bị điện công nghiệp và dân dụng tự do lớn trên thế giới, có diện tích rộng, dân số đa dạng, nguồn lao động rẻ và nằm tại trung tâm ba nước lớn ở châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia) đang đứng trước lợi thế lớn.
"Tôi tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một nền kinh tế lớn trong khu vực ASEAN và trở thành công xưởng mới của thế giới trong 15-20 năm tới", đại diện ANZ chia sẻ. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Kim Anh cũng cho rằng Việt Nam đang hội đủ "thiên thời, địa lợi và nhân hòa" để trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới trong khoảng thời gian nêu trên.
Theo ông, "thiên thời" là làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế, các hiệp định thương mại song phương, sẽ mở ra cơ hội lớn cho kinh tế phát triển, tạo hiệu ứng xuất khẩu.
"Địa lợi" là các tập đoàn đa quốc gia chọn Việt Nam là vùng trũng để thực hiện đầu tư. Với dân số hơn 90 triệu người, trong đó 40% lao động dưới 25 tuổi, chi phí thấp đang là lợi thế của Việt Nam. Cuối cùng, "nhân hòa" là sự quyết tâm của Nhà nước trong việc phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thu hút đầu tư vào ngành này…
Nhận định câu hỏi liệu Việt Nam có thể trở thành trung tâm chế tạo của thế giới hay không là khó trả lời lúc này, song Thứ trưởng Bộ Công Thương - Cao Quốc Hưng phân tích nền kinh tế đang có nhiều lợi thế, như sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn lao động trẻ, có tình hình vĩ mô, chính trị ổn định và nằm trong khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao.
"Việc Việt Nam hoàn thiện đàm phán TPP, một thị trường chiếm tới 40% GDP toàn cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường và thu hút đầu tư, trong đó có các ngành công nghiệp chế biến chế tạo", Thứ trưởng phát biểu.
Ông Nguyễn Thiện Nhân mong muốn Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới. Ảnh: Giang Huy
|
Dành sự bất ngờ cho hội thảo bằng màn trao đổi tiếng Anh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân cho hay viễn cảnh Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới là ước mơ của chính ông, bởi lĩnh vực này phát triển, nền kinh tế Việt Nam cũng hưởng lợi. "Tôi đã nghe chuyên gia của ANZ nói rằng Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới. Đây cũng là ước mơ của tôi", ông nói.
Ông Nguyễn Thiện Nhân trao đổi về ước mơ Việt Nam trở thành công xưởng thế giới bằng tiếng Anh |
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá nếu công nghiệp chế biến chế tạo phát triển, kinh tế sẽ được hưởng lợi lớn bởi đây là ngành đóng góp lớn thứ ba cho việc làm; một thập kỷ qua thu hút 90 tỷ USD vốn FDI, gần bằng 50% GDP; chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu, tạo sự chuyển mình cho cán cân thương mại...
Nhận định cơ hội đã trong tầm tay, song cơ quan quản lý cho rằng phân tích đúng xu hướng mới mong chiến thắng trong cuộc đua. "Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trong làn sóng dịch chuyển các trung tâm chế biến, chế tạo. Việc nhận diện đúng xu thế, đánh giá đúng khả năng và nguồn lực, đề xuất các giải pháp là cấp thiết", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết.
Việt Nam cần phải nhìn nhận ra những thách thức nội tại để có giải pháp trở thành công xưởng toàn cầu. Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, ngành công nghiệp điện dân dụng chế biến chế tạo còn nhiều hạn chế như chất lượng nhân công chưa cao, thiếu tập đoàn đủ sức dẫn dắt ngành công nghiệp chế tạo trong nước. Các sản phẩm công nghiệp chế tạo mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường khu vực rất ít, nếu có chỉ ở các khu vực thị trường ngách, công nghiệp vật liệu cơ bản kém phát triển, như thép, kết cấu, thép chế tạo, chất dẻo.
Hơn thế, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dựa chủ yếu vào sản phẩm thô, sơ chế và gia công, lắp ráp. Theo số liệu của UNIDO, giá trị gia tăng hàng công nghiệp chế biến chế tạo (MVA) của Việt Nam đang đang ở mức rất thấp, thua xa mức trung bình của thé giới và khu vực ASEAN. Năm 2014, bình quân MVA của người Việt là 254 USD, trong khi mức bình quân của thế giới năm 2013 đã là 1.262 USD, bình quân của 10 nước ASEAN là 1.958 USD.
"Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh trở thành một trung tâm chế tạo thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, để mong muốn đó trở thành hiện thực, cần phải có các quyết sách đặc biệt. Trong điều kiện chưa có tập đoàn chế tạo mang tính toàn cầu hoặc đã có các tập đoàn này nhưng chưa phát triển theo chiều sâu, với hơn 97% doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, Việt Nam cần lộ trình lâu dài với các giải pháp ngắn hạn và dài hạn", ông Hưng cho hay.
Trong ngắn hạn, đại diện Bộ Công Thương đề xuất cần tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp nặng.
"Những dự án trong lĩnh vực công nghiệp nặng khi đầu tư vào quốc gia sẽ tạo tính lan tỏa mạnh mẽ cho quốc gia đó về kỹ năng sản xuất. Mặc dù trong tương lai, chi phí nhân công quốc gia có thể tăng lên, tuy nhiên do tính chất liên kết chuỗi sản xuất và tính cạnh tranh của kỹ năng sản xuất, các doanh nghiệp sẽ không dịch chuyển ra khỏi quốc gia đó, bởi lợi thế nhân công giá rẻ không lớn bằng lợi ích giảm được chi phí sản xuất do kỹ năng sản xuất mang lại", vị này nhận xét.
Về dài hạn, khi ngành công nghiệp hỗ trợ đã phát triển, Việt Nam phải thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các dự án công nghiệp chế tạo lớn nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho lĩnh vực này phát triển cũng là điều không thể thiếu. Theo Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh, ngành ngân hàng trong thời gian tới sẽ có biện pháp duy trì ổn định vĩ mô, giá trị đồng tiền; ưu tiên đầu tư mở rộng tín dụng cho ngành chế tạo, chế biến gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng; phát triển dịch vụ thanh toán ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại phục vụ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Phương Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét