Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp bảo vệ môi trường còn gặp khó

Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp bảo vệ môi trường còn gặp khó

Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp bảo vệ môi trường còn gặp khó
Việc tiếp cận vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn khi nguồn vốn hạn hẹp, tồn tại nợ xấu và thủ tục khá rườm rà, mất thời gian.
Những vấn đề liên quan đến xúc tiến hỗ trợ tài chính đầu tư bảo vệ môi trường được đặt ra khá sôi nổi tại hội nghị do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức tại Đà Nẵng giữa tuần này.

Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch HĐQT của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, trong 14 năm hoạt động, Quỹ đã cho vay với lãi suất ưu đãi hơn 1.457 tỷ đồng đối với 208 dự án trên địa bàn 44 tỉnh.
Các dự án này chủ yếu là xử lý chất thải công nghiệp (cho vay hơn 765,6 tỷ đồng với 66 dự án), xử lý chất thải công nghiệp (cho vay hơn 312,2 tỷ đồng với 36 dự án), xử lý chất thải sinh hoạt (cho vay hơn 110,5 tỷ đồng với 7 dự án) và xã hội hoá thu gom rác thải (cho vay hơn 51,7 tỷ đồng). "Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là một trong những công cụ tài chính của Chính phủ trong hoạt động bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển thiết bị đóng cắt Mitsubishi giá rẻ bền vững đất nước", Thứ trưởng Nhân nói.
ho-tro-tai-chinh-cho-doanh-nghiep-bao-ve-moi-truong-con-gap-kho
Xử lý ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn của nhiều địa phương. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.
Bà Dương Thị Phương Anh, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, cho biết trong quá trình cho vay, nhờ kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ động, nợ xấu nên Quỹ luôn được kiểm soát mức nợ xấu dưới 3%", bà Anh nói.
Tuy nhiên theo bà, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn hoạt động đối với tổ chức tài chính nhà nước, do đó những hoạt động của Quỹ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ xấu dù được kiểm soát chặt chẽ nhưng do hành lang pháp lý để thực hiện các biện pháp xử lý nợ chưa được hoàn thiện nên Quỹ chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, mặc dù lộ trình bổ sung vốn điều lệ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giúp vốn điều lệm năm 2017 được cấp đủ, lên 1.000 tỷ đồng, nhưng nguồn vốn này vẫn hạn hẹp, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu hỗ trợ tài chính của các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước và chưa xứng tầm với Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia.
Theo ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP Đà Nẵng cho biết, trong thời gian qua, để bảo vệ môi trường Đà Nẵng đã thay đổi định hướng thu hút đầu tư, từ chối nhiều dự án lớn có nguy cơ về ô nhiễm. Chính sự đồng thuận của người dân đã tạo động lực để các tổ chức cùng thamg gia vào hoạt động bảo vệ môi trường thành phố.
"Hiện nay nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng cũng muốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nhưng bế tắc. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đề xuất Chính phủ ưu tiên những doanh nghiệp, tổ chức có những hoạt đông, hoài bão tập trung cho công việc tái chế, bảo vệ môi trường", ông Điểu nói và đánh giá thủ tục vay vốn của Quỹ còn rườm rà, kéo dài, mất thời gian, thẩm định dự án rất khó khăn nên cần cơ chế đột phá hơn.
Trong khi đó, báo cáo tham luận của đại diện Công ty thiết bị đóng cắt Mitsubishi Cơ điện Môi trường Lilama cho rằng, hiện nay các dự án lựa chọn công nghệ xử lý tiên tiến thường có thời gian thu hồi vốn lâu, gặp nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất khi phải phụ thuộc vào chủ nguồn thải, kể cả sự thay đổi về các chính sách.
Do vậy, cần tăng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư bảo vệ môi trường dựa trên các cơ sở hỗ trợ, ưu đãi của Chính phủ và tích cực khai thác các nguồn đầu tư từ xã hội. Bên cạnh những biện pháp hành chính, tuyên truyền cần thực hiện nguyên tắc "người phát sinh ô nhiễm đối với môi trường phải trả kinh phí cho việc xử lý môi trường".
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, theo bà Dương Thị Phương Anh, trong thời gian tới Quỹ cần tập trung hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý, tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ; mở rộng hỗ trợ tài chính các dự án đầu tư bảo vệ môi trường. Đồng thời cần mở rộng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn từ các tổ chức trong cũng như ngoài nước.
Nguyễn Đông

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét