Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Bitexco muốn quản lý Vịnh Hạ Long

Bitexco muốn quản lý Vịnh Hạ Long

Bitexco muốn quản lý Vịnh Hạ Long Tập đoàn Bitexco vừa đề xuất được quyền quản lý, khai thác dịch vụ du lịch tại Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long (Quảng Ninh) trong vòng 50 năm.
  • Quảng Ninh thu hút gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư / Nhiều tập đoàn mắc cạn với bất động sản

Trao đổi với VnExpress, đại diện Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho hay UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức họp nghe báo cáo Đề án Nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của Tập đoàn Bitexco. Đây là doanh nghiệp đầu tiên tới làm việc với Quảng Ninh, sau khi tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây dựng phương án nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ tại điểm du lịch này.

"Tuy nhiên, đề án của Bitexco mới dừng ở dạng ý tưởng, tỉnh đang yêu cầu nghiên cứu sâu hơn nữa để có phương án chính thức", đại diện Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư cho biết. Trong khi đó, phía Bitexco cũng xác nhận, đề án mới chỉ là nghiên cứu ban đầu và Tập đoàn sẽ có thêm các buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để làm rõ. 

vinh-h-long1-1684-1406086361.jpg

UBND tỉnh Quảng Ninh kêu gọi đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ Vịnh Hạ Long.

Tại buổi họp diễn ra ngày 22/7, ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Bitexco cho hay, mục tiêu của đề án là tạo thương hiệu du lịch đẳng cấp quốc tế và phát triển Hạ Long thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Đông Á, theo tin từ website tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Tập đoàn Bitexco đề nghị tỉnh chuyển nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long trong vòng 50 năm.

Hợp đồng thực hiện trên nguyên tắc: tận dụng thế mạnh các bên, chia sẻ rủi ro và lợi ích hợp lý; giảm thiểu sự thay đổi, không gây ảnh hưởng bất lợi cho các bên; giảm bớt trách nhiệm, rủi ro và đảm bảo doanh thu cho tỉnh; mang lợi ích kinh tế đủ hấp dẫn cho nhà đầu tư tư nhân.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc nhấn mạnh, mục tiêu lớn nhất của sự hợp tác, nếu có, giữa tỉnh và Bitexco là nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Vịnh nhằm phát huy giá trị di sản cả về mặt kinh tế, các yếu tố xã hội, môi trường…. Chủ trương của tỉnh là bàn giao cho nhà đầu tư về quản trị khai thác, vì vậy giao cho Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về nội dung; tiếp thu các ý kiến tham gia, góp ý của các sở, ngành để sớm hoàn thiện bản đề án.

Theo kế hoạch, trong tháng 8, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ có buổi làm việc tiếp với Bitexco để nghe những ý kiến cụ thể hơn về đề án này. Trước đó, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long là đấu mối cung cấp các dịch vụ trong khu du lịch, bao gồm thu phí nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Theo báo cáo của Ban Quản lý này, từ đầu năm 2014, phí tham quan chung của vịnh đồng loạt tăng lên 120.000 đồng một lượt, cao hơn 30% so với năm 2013. Năm 2013, nguồn thu này mang về cho Quảng Ninh hơn 220 tỷ đồng.

Dù là khu du lịch nổi tiếng, nguồn thu từ vịnh Hạ Long hiện chỉ chiếm gần 2% so với nguồn thu ngân sách của tỉnh trong năm qua. Đây là nguyên nhân để tỉnh xây dựng đề án nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long, trong đó tính đến việc mời các đối tác ngoài tỉnh đến tham gia. Để phát huy tiềm năng khai thác du lịch tốt hơn, tỉnh đã xây dựng phương án nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ trên Vịnh Hạ Long, kêu gọi nhiều nhà đầu tư bên ngoài tỉnh tham gia.

Là đơn vị đầu tiên tới làm việc với Quảng Ninh về cơ hội này, Bitexco là tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động nhiều trong lĩnh vực sản xuất nước khoáng, bất động sản, thủy điện, hạ tầng... Doanh nghiệp hiện là chủ đầu tư hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Hà Nội và TP HCM như các khu The Manor, Tháp Tài chính Bitexco, The Garden...

Đề án nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch do Tập đoàn Bitexco đưa ra gồm 5 phần chính: Hiện trạng du lịch Vịnh, đề xuất phương án kinh doanh, đề xuất mô hình nhượng quyền, kế hoạch triển khai và năng lực của Tập đoàn. Bitexco đề xuất phương án kinh doanh với 6 mục tiêu cơ bản: Tạo thương hiệu du lịch mạnh; hướng tới khai thác, quản lý tổng thể, đồng bộ, chuyên nghiệp; đảm bảo tính phù hợp với chiến lược vùng, tính bền vững của thiên nhiên và tính phù hợp với chiến lược vùng; thu hút sự hiện diện của các thương hiệu hàng đầu quốc tế; nâng cao chất lượng khách du lịch; thu hút lao động trong lĩnh vực du lịch.

Lan Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét