Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Doanh nghiệp đua đặt kế hoạch kinh doanh giật lùi

Doanh nghiệp đua đặt kế hoạch kinh doanh giật lùi

Doanh nghiệp đua đặt kế hoạch kinh doanh giật lùi
Lo ngại kinh tế tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp phòng thủ bằng cách hạ chỉ tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn 10-30%.
  • 6 doanh nghiệp nộp thuế nghìn tỷ

Trên thị trường hiện có hàng chục doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn chứng khoán công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh 2014, trong đó, đa phần xin giảm chỉ tiêu kinh doanh 10-30%.
Mới đây, Theo Nghị quyết hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 (Mã CK: HU3) ngày 3/3, công ty đã thống nhất đặt chỉ tiêu kinh doanh 2014 với doanh thu 250 tỷ đồng và lãi trước thuế 12 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 37% so với kết quả thực hiện 2013.
Theo ban lãnh đạo HUD3, 2014 vẫn còn nhiều khó khăn nên công ty sẽ  thận trọng hơn trong việc đặt ra chỉ tiêu kinh doanh. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ đạt 15,4 tỷ đồng, giảm 40% so với 2012.
Cũng đặt chỉ tiêu lợi nhuận giảm trên 30% là Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền Nam (Mã CK: PGS). Theo đó, công ty thông qua kế hoạch lãi trước và sau thuế 2014 lần lượt là 194 và 164 tỷ đồng, giảm tương ứng 31% và 32% so với kết quả năm 2013.
gas-4930-1394017272.jpg
Doanh nghiệp đua nhau đặt kế hoạch kinh doanh giật lùi. Ảnh: CK
Là doanh nghiệp có lợi nhuận về thiết bị điện dân dụng năm 2013 tăng trưởng hơn so với 2012, nhưng Công ty cổ phần Lilama 18 (Mã CK: LM8) lại đặt kế hoạch lợi nhuận giảm tới 30% so với 2013.
Năm 2014, LM8 đặt mục tiêu tổng doanh thu 802 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 34,25 tỷ đồng, chỉ bằng 70% tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế dự kiến thực hiện trong năm 2013. Năm 2013, Lilama 18 lãi 41 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với 2012. Tại 31/12/2013, công ty này có 207 tỷ đồng tiền mặt, tăng 72 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Bên cạnh những doanh nghiệp hạ chỉ tiêu lợi nhuận tới 30% còn khá nhiều doanh nghiệp giảm chỉ tiêu từ 10-15 %.
Tổng công ty Gas Petrolimex (Mã CK:PGC) mới đây thống nhất phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 với các chỉ tiêu như doanh thu 2.778 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng. So với thực hiện năm 2013, doanh thu và lợi nhuận trước thuế giảm lần lượt 14% và 7%. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013, lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 106,8 tỷ đồng và 79,1 tỷ đồng, tăng tương ứng 7% và 1% so với năm 2012.
Tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (Mã CK: DRC) cũng dự kiến sẽ điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận 2014 giảm 15% so với 2013. Còn Công ty cổ phần xây dựng và giao thông Bình Dương dự kiến chỉ tiêu doanh thu bán hàng và dịch vụ năm 2014 đạt 800 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế giảm còn 60 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế  45 tỷ đồng, giảm 16,6% so với kế hoạch 2013.
Trao đổi với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế Lê Đạt Chí cho rằng, kinh tế đang dần ổn định, thị trường thế giới cũng không có nhiều biến động, cho nên việc đặt kế hoạch kinh doanh giảm so với 2013 của doanh nghiệp là bất thường.
Theo ông Chí, chuyện giảm chỉ tiêu lợi nhuận có thể là cách để bộ máy lãnh đạo phòng thủ, muốn  bớt áp lực hoàn thành chỉ tiêu để dễ dàng vượt kế hoạch và có thể được lĩnh thưởng trong năm. Có một số công ty doanh thu đặt ra cao nhưng chỉ tiêu lợi nhuận lại rất thấp cũng là một nghịch lý. Nhà đầu tư nên xem xét lại các hạng mục chi phí, kênh phân phối của doanh nghiệp để có cái nhìn khách quan.
"Ở một khía cạnh khác, nếu doanh nghiệp điện dân dụng đưa ra lý do tái cấu trúc, vậy nhà đầu tư cần biết rõ lộ trình tái cấu trúc, chi phí cũng như nguồn nhân lực mà đơn vị chuẩn bị cho quá trình này như thế nào", ông Chí nói.
Ông Chí khuyên, trong các buổi họp đại hội cổ đông bàn về kế hoạch kinh doanh, nhà đầu tư nên "đòi hỏi" doanh nghiệp đưa ra những thông tin chi tiết nguyên nhân giảm kế hoạch lợi nhuận, chiến lược đầu tư, chi phí marketing, chi phí cho bộ máy lãnh đạo một cách cụ thể, để từ đó đưa ra quyết định có nên gắn bó với doanh nghiệp đấy hay không.
Hồng Châu

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét